Về lịch sử phê bình văn học Việt Nam (08/07/2013)

Gần đây, khoa học văn học Việt Nam dành nhiều sự chú ý tới sử văn học. Nhu yếu nhận thức và nhận thức lại lịch sử hình như là nguồn cội cho sự phát triển của bộ phận này, làm thành thành tựu của nó, bên cạnh việc tiếp tục giới thiệu lí thuyết văn học nước ngoài và thực hành phê bình (từ sự du hành của các lí thuyết ấy)...

Thuyết trình Văn học lưu vong trong thế giới hiện đại nhìn từ châu Âu (01/07/2013)

Ngày 1 tháng 7 năm 2013, nhân dịp sang Việt Nam dự hội thảo Văn học Áo tại Việt Nam do Hội Nhà văn Hà Nội và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam phối hợp tổ chức, giáo sư Johann Holzner, Giám đốc Viện nghiên cứu Brenner-Archiv thuộc Đại học Tổng hợp Innsbruck (Áo) đã có buổi nói chuyện với chủ đề Văn học lưu vong trong thế giới hiện đại nhìn từ châu Âu tại Viện Văn học. Tham dự buổi thuyết trình có đông đảo các nhà nghiên cứu của Viện Văn học, các văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí và những người quan tâm.

Mấy nhận thức về phê bình văn học (06/05/2013)

Được dân chủ hoá đến cùng và được đặt trên cơ sở khoa học nghiêm túc, phê bình văn học sẽ thực sự trở thành trường đua của các trí tuệ và các khiếu thẩm mỹ, nơi không có chỗ cho những tiếng nói quyền uy, hay cho những ý đồ ban phát ân huệ hoặc rửa những mối thù cá nhân. Chức năng cơ bản của phê bình văn học - xác lập những giá trị thẩm mỹ và xúc tác cho sự ra đời những giá trị mới - sẽ được thực hiện ngày một tốt hơn.

Lời giới thiệu Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký (10/04/2013)

Công trình Phạm Quỳnh – Tuyển tập du ký sưu tập các bài viết của học giả Phạm Quỳnh thuộc phạm vi thể tài du ký… Giới hạn phạm vi sưu tập, tuyển chọn là các bài viết của Phạm Quỳnh trên Nam phong Tạp chí qua suốt 17 năm tồn tại (1917-1934)…

Những giới hạn của phê bình văn học (09/04/2013)

... Một xã hội có văn hóa và dân chủ là một xã hội biết nghe nhiều ý kiến khác nhau về mọi vấn đề, xã hội đó không thể chấp nhận những nhà phê bình văn học kém cỏi về học vấn và trí trá về nhân cách.
Search by Date: