Về một bộ phận văn học ngoại biên thời kỳ trung đại nhìn từ góc độ văn học dân gian (03/07/2013)

Trong khoa học văn học dân gian ( VHDG ) Việt Nam, khi tiếp cận nghiên cứu hệ thống truyền thuyết thời kỳ trung đại có hai chủ đề không thể không nhấn mạnh (...) Đó là hệ thống những truyền thuyết phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp qua việc ca ngợi những người anh hùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến (...) Đó còn là hệ thống những truyền thuyết ca ngợi những người anh hùng đi mở đất và phản ánh quá trình hòa hợp giữa các cộng đồng dân tộc ở những vùng đất mới.

Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc (19/06/2013)

Cùng với chiều hướng đang thay đổi trong cách nhận thức lại nhà Mạc của giới sử học nước nhà, giới nghiên cứu văn học còn có nhiều việc phải làm để khôi phục diện mạo cho văn học thời Mạc và xem xét các giá trị của nó đối với tiến trình phát triển của văn học dân tộc.

Truyền thuyết Thạch Tướng Quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá (12/06/2013)

Sự lưu truyền, tồn tại của truyền thuyết Thạch Tướng Quân trong mối tương quan với tục thờ đá ở Tiên Lát đã tạo ra một tổ hợp hiện tượng văn hóa dân gian, trong đó truyền thuyết với vai trò định hình một lý lịch cụ thể về vị thần, còn hiện tượng thờ cúng và thực hành nghi lễ về vị thần ấy mang tính chất tôn vinh và duy trì sức sống của vị thần trong tâm thức dân gian. Cụ thể, tín ngưỡng thờ đá ở Tiên Lát có một vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và tồn tại của truyền thuyết Thạch Tướng Quân

Trần Đình Hượu với việc phân loại ba mẫu nhà nho trong văn học Việt Nam trung đại (05/06/2013)

(...) có ba dạng kết hợp của những mẫu nhà nho là: hành đạo - ẩn dật như trường hợp Nguyễn Trãi, ẩn dật - tài tử như trường hợp Phạm Thái và hành đạo - tài tử như trường hợp Nguyễn Công Trứ, mà khó có thể có kiểu kết hợp cùng lúc cả ba phẩm chất, ba dạng thức tồn tại, ba cách hành xử trong một con người.

Sự đan xen các khuynh hướng thẩm mỹ trong thơ Huyền Quang (Nghiên cứu trường hợp sáu bài thơ vịnh cúc) (22/05/2013)

Huyền Quang ( 1254-1334 ) hiện còn để lại một di sản văn chương vào loại khiêm tốn, với một bài phú Nôm Vịnh Hoa Yên tự phú và vài chục bài thơ chữ Hán, nhưng nếu nhìn trong tương quan với phần nhiều các tác gia thời kỳ Lý Trần thường chỉ còn lại vài ba bài, thì đó lại là một gia tài không nhỏ. Trong số 23 bài thơ chữ Hán, người viết đặc biệt hứng thú, quan tâm tới một chùm thơ vịnh hoa cúc gồm 6 bài.
Search by Date: