MỤC LỤC
CONTENTS
Kỷ niệm 45 năm Khoa Ngữ văn –
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (1966 - 2011)
45th anniversary of the foundation of Faculty of Literature –
Thai Nguyen University of Education (1966 – 2011)
LỜI ĐẦU SỐ
Gần nửa thế kỷ qua, Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên và Viện Văn học đã có mối quan hệ tốt đẹp trong các hoạt động phối hợp nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy, qua đó trực tiếp và gián tiếp góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành Ngữ văn chất lượng cao. Trong thành tựu phát triển sự nghiệp giáo dục và kết quả nghiên cứu học thuật đã đạt được của Khoa có phần đóng góp quan trọng của Tạp chí Nghiên cứu Văn học - nơi lưu giữ tri thức, cung cấp các nguồn thông tin và kết quả nghiên cứu văn học của học giới suốt từ năm 1960 đến nay, đồng thời trực tiếp công bố các tiểu luận khoa học của nhiều thế hệ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh của nhà trường. Nối tiếp các số Chuyên san trước đây, Tạp chí Nghiên cứu Văn học dành trọn số 10-2011 để đăng tải các tiểu luận của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu sinh nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa (1966-2011)…
Trải qua chặng đường 45 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy hoạt động giảng dạy của cán bộ trong Khoa luôn gắn bó chặt chẽ với công tác nghiên cứu và trở thành một trung tâm nghiên cứu Ngữ văn mạnh trong cả nước. Khởi đầu từ thế hệ các nhà giáo Hoàng Nhân, Lương Duy Thứ, Cù Đình Tú, Đỗ Ngoạn, Phạm Luận, Vũ Châu Quán…; đến Vi Hồng, Trần Văn Bính, Cung Khắc Lược, Hoàng Văn An, Lâm Tiến, Lương Bèn, Nguyễn Minh Thuyết, Lộc Phương Thủy, Nguyễn Huy Quát, Nguyễn Văn Lộc…; và đội ngũ tiếp nối hiện nay gồm 42 cán bộ (trong đó có 4 Phó Giáo sư Tiến sĩ cùng 11 Tiến sĩ và 23 Thạc sĩ), hàng năm thường xuyên đảm nhiệm đào tạo khoảng 1.300 sinh viên chính qui, khoảng 120 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Có thể thấy ở đây những chuyên gia tin cậy về văn học Việt Nam trung đại và hiện đại, văn học dân gian, lý luận và phê bình, trong đó đặc biệt phát huy thế mạnh nghiên cứu văn hóa – ngữ văn các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc…
Số Chuyên san của Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên lần này có 17 mục bài, bao quát ba khu vực đề tài chủ yếu: Văn học hiện đại Việt Nam - Văn học truyền thống dân tộc và Văn học thế giới. Tuy còn có những hạn chế nhất định trong kinh nghiệm nghiên cứu và còn có thể đòi hỏi cao hơn về chất lượng học thuật ở một số bài, nhưng đây là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, rất đáng khích lệ của đội ngũ cán bộ giảng dạy đang còn rất trẻ, rất sung sức của Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Với các kết quả này, hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa và của Trường sẽ ngày càng được gắn kết chặt chẽ hơn với hoạt động giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời kỳ mới.
Có thể nói, việc thực hiện các số liên kết, chuyên san, chuyên đề là hoạt động hợp tác khoa học thường xuyên giữa Tạp chí Nghiên cứu Văn học - Cơ quan nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học - với các tổ chức thuộc nhiều quốc gia, đơn vị tỉnh thành, trung tâm nghiên cứu, giáo dục, đào tạo văn hóa - văn học nói chung và hệ thống Khoa Ngữ văn thuộc nhiều trường Đại học trong cả nước nói riêng. Nhân dịp số Chuyên san đến tay bạn đọc, chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên với Tạp chí Nghiên cứu Văn học ngày càng được củng cố vững chắc, đưa tới những kết quả khoa học cụ thể, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy văn học trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tạp chí NCVH
*
LÊ HỒNG MY
Thành tựu hiện đại hóa trong ngôn ngữ văn xuôi hiện thực phê phán
(1930-1945)
The modernization of the prose in critical realism (1930-1945)
NGUYỄN KIẾN THỌ - TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại – Một vài đặc điểm nổi bật
H’mong poetry today: some characteristics
CAO THỊ HẢO
Phác thảo diện mạo văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Sketches of the prose by minority ethnic groups in Vietnam today
ĐÀO THỦY NGUYÊN
Cảm hứng nhân văn trong tiểu thuyết Vi Hồng
The humanist inspiration in Vi Hong’s novels
HÀ ANH TUẤN
Cốt truyện mang dấu ấn dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng
The traces of popular stories in Vi Hong’s novels
NGÔ THU THỦY
Nhận thức hai chiều về lịch sử trong tiểu thuyết hậu chiến Việt Nam (1975-1985)
The conscience of history (in two directions) in novels of vietnamese
after-war period (1975-1985)
LÊ THỊ NGÂN
Chất phiêu lưu trong cốt truyện của tiểu thuyết Lê Văn Trương
The adventure in Le Van Truong’s stories
NGUYỄN DIỆU LINH
Cảm hứng phê phán trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên
The critical aspect of Che Lan Vien’s Posthumous Poems
*
* *
NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Tiếp cận theo thể loại – Hướng đi tích cực của nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam
Genre – an efficient approach in the research on vietnamese popular literature
NGÔ THỊ THANH QUÝ
Tục ngữ và ngôn ngữ báo chí
Proverbs and the language in press
DƯƠNG NGUYỆT VÂN
Motip tái sinh trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân
The motif of rebirth in stories about marriage
NGUYỄN THỊ MINH THU
Nét khác biệt ở một số motip trong type truyện người con riêng của các
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
The singularity of the type “the child of the husband/the wife”
in northern minority ethnic groups
NGÔ THỊ THANH NGA
Mô hình nhân vật từ Hoa tiên ký đến các truyện Nôm bác học giai đoạn sau
The model of characters, from Hoa tien ky to “high-brow” stories in Nôm of a later period
*
* *
DƯƠNG THU HẰNG
Học – một giải pháp của hiện đại và văn minh, nhìn từ “khuyến học” của
Fukuzawa Yukichi và “Văn minh tân học sách” của phong trào Duy tân
Việt Nam
Learning as a solution of the modernity: Fukuzawa Yukichi’s “encouragement of learning”
and Van minh tan hoc sach of the movement Duy Tan in Vietnam
HOÀNG THỊ THẬP
Nhân vật với những hành động có “tính chất nghịch lý” trong tiểu thuyết
của John Steinbeck
The characters of “paradoxal” actions in John Steinbeck’s novels
NGUYỄN THỊ THẮM
Yếu tố linh cảm trong một số bi kịch của Shakespeare
The intuition in some plays by Shakespeare
VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG
LITERATURE IN SCHOOL
HOÀNG ĐIỆP
Khi nhà thi sĩ đa tình Tản Đà Tương tư
When the poet Tan Da falls in love